Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Nghề sửa điện thoại di động

Điện thoại di động là một vật dụng liên lạc và thời trang dường như không thể thiếu đối với mỗi người. Thị trường điện thoại di động phát triển nhanh chóng làm nảy sinh một nghề mới được nhiểu bạn trẻ lựa chọn, đó là nghề sửa điện thoại di động.

Nắm được xu hướng này, các khoá đào tạo nghề học sửa điện thoại di động ra đời.

Ở Trung tâm dạy nghề HPCOM, để học nghề sửa điện thoại di động, cả phần cứng và phần mềm, các bạn trẻ phải dành thời gian là 5 tháng. Khóa học cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sửa hầu hết các loại máy thông dụng trên thị trường như Nokia, Samsung, Motorola, Sony-Ericsson... Chương trình học gồm điện tử cơ bản, tin học, điện thoại cố định, điện thoại di động. Thực hành chiếm hơn nửa tổng thời gian học.

Thầy Đặng Danh Nghĩa, giáo viên nghề điện thoại Trung tâm dạy nghề HPCOMân cho biết: “Máy điện thoại di động gồm 2 phần: phần cứng điện tử và phần mềm tin học. Vì vậy, để có thể sửa máy điện thoại di động, trước tiên học viên phải hiểu về điện tử và tin học. Chúng tôi dạy kỹ cho học viên những kiến thức cơ bản về điện tử, điện thoại cố định và tin học để làm nền tảng vững chắc trước khi học viên học về điện thoại di động”.

Giáo cụ trực quan khổng lồ của Trung tâm dạy nghề HPCOM.
Chức năng của máy điện thoại di động ngày càng phong phú nhưng kích thước ngày càng bé nên các linh kiện điện tử trong máy điện thoại di động rất nhỏ. Ngoài khả năng đo đạc, kiểm tra, tìm hỏng, học viên phải chú trọng đến việc thực hành thành thạo các kỹ năng: khò hàn, thay thế, làm chân IC... Học viên phải chịu khó khổ luyện thì đôi bàn tay mới đủ khéo léo, đôi mắt mới đủ tinh tường để có thể thao tác trên máy.


Khóa học Bác sĩ Smartphone căn bản bao gồm 5 chuyên đề với các kỹ năng cơ bản để bạn có thể sửa chữa và cài đặt phần mềm trên smartphone một cách hiệu quả nhất. Với hệ thống công nghệ đang phát triển mạnh mẽ hiện nay. Điện thoại smartphone đã trở thành vật bất ly thân không thể thiếu đối với bất kỳ ai. Từ những bạn chập chững bước vào thế giới sinh viên cho đến những doanh nhân thành đạt.

Vì vậy ngành sửa chữa điện thoại đã trở thành một ngành HOT và không thể thiếu hiện nay. Khóa học Bác sĩ Smartphone căn bản được thiết kế phù hợp dành cho những cá nhân đam mê và mong muốn bước vào thế giới số của điện thoại smartphone. Phương pháp đào tạo trực quan. Chuyên sâu về thực hành tại xưởng thực tập và trực tiếp tại doanh nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi ra làm việc.

“Nghề sửa chữa ĐTDĐ và những điều cần biết”

Nhằm giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về nghề thú vị này, Thanh Niên Online đã phối hợp cùng Công ty HPCOM Vietnam tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề “Nghề sửa chữa điện thoại di động và những điều cần biết ” vào lúc 14 giờ 30 ngày 22.2.

Khách mời tham gia buổi tư vấn trực tuyến có: Ông Hồ Đức Sinh - Chủ tịch, Giám đốc điều hành HPCOM Vietnam; ông Đỗ Phú Hùng - Trưởng phòng Kỹ thuật HPCOM Vietnam; bà Trương Thị Thanh Nhàn - Trưởng phòng Tư vấn - Đào tạo HPCOM Vietnam.

Dưới đây là toàn bộ nội dung của buổi tư vấn trực tuyến. Bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ www.cps.vn để tìm hiểu thêm về nghề sửa chữa điện thoại di động.

* Em rất mê game trên điện thoại xin hỏi có chỗ nào dạy em sáng tác game trên điện thoại được không? (Kim Thuận - Mỹ Tho, Tiền Giang)

- KS Đỗ Phú Hùng, Trưởng phòng Kỹ thuật HPCOM Vietnam: Để viết ra những chương trình game cho điện thoại di động bạn phải tham gia học các khóa về lập trình ứng dụng trên điện thoại di động tại các trung tâm đào tạo lập trình viên. Nghề này yêu cầu trình độ học vấn tối thiểu 12 trở lên và phải hiểu biết về máy vi tính.

* Tôi đang là công nhân, muốn học nghề sửa Điện thoại di động để mở tiệm vậy cho tôi hỏi trình độ của tôi có học được nghề này không? Tôi không biết gì về điện tử? (Trần Hải - Bình Thạnh)

- Bà Trương Thị Thanh Nhàn, Trưởng phòng Tư vấn - Đào tạo HPCOM Vietnam: Để theo được nghề này bạn cần có trình độ lớp 9 trở lên. Còn về kiến thức điện tử khi bạn tham gia lớp học tại HPCOM Vietnam bạn sẽ được đào tạo kiến thức về điện tử cơ bản để bạn có thể học sửa Điện thoại di động. Chúc bạn thành công!

* Cho em hỏi dòng Nokia SL3 bị lỗi simlock đã có phương pháp nào sửa lỗi hay chưa? (Hữu Phong, TP.HCM)

- KS Đỗ Phú Hùng: Hiện nay có 1 số thiết bị hỗ trợ sửa lỗi simlock 3 (SL3) như Mx-Key, UB… bạn có thể tìm mua, tuy nhiên chỉ sửa được một số ít dòng máy SL3. Bạn có thể vào diễn đàn www.diendan.cps.vn để xem kỹ hơn các bài viết chi tiết hơn cho vấn đề này.

* Con gái có học được nghề sửa điện thoại không? Em là con gái nhưng rất thích nghề điện tử (Nguyễn Mi, Q.3, TP.HCM)

- Trương Thị Thanh Nhàn: Theo tôi được biết ở Trung Quốc nghề sửa chữa điện tử hay điện thoại di động thì nữ giới chiếm số lượng khá lớn điều này là phù hợp vì tố chất của một người làm nghề sửa điện thoại di động là sự nhẹ nhàng, khéo léo, kỹ tính và tỉ mỉ, tuy nhiên nghề này cũng chịu khá nhiều áp lực. Ở Việt Nam cũng có nhiều nữ giới tham gia nghề sữa chữa điện thoại di động khá thành công. Chúc bạn thành công.

* Tôi tự mày mò và sửa được vài lỗi trong điện thoại di động, tôi thấy thích nghề này, cho tôi hỏi có nên đi học ở các tiệm điện thoại không? (Đức Hải - Phú Yên)

- Trương Thị Thanh Nhàn: Trong bất kỳ nghề nào nếu có sự đam mê thì tất yếu sẽ có sự thành công, theo như bạn nói thì bạn là người có sự đam mê vì vậy bạn có tố chất để trở thành thợ giỏi trong nghề này.

Theo tôi bạn vào các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề uy tín để theo học vì chỉ có ở đấy mới có đầy đủ giáo trình, trang thiết bị để cung cấp đủ kiến thức căn bản phục vụ cho việc sửa chữa điện thoại di động tốt hơn. Chúc bạn luôn thành công trên con đường bạn chọn.

* Tôi đang học ở một tiệm sửa điện thoại di động, nhưng người ta dạy không hiểu lắm vậy có nên học tiếp? Và làm sao để học cho tốt xin chia sẻ bí quyết với. Cảm ơn quý báo. (Khoa Huân, TP.HCM)

- KS Đỗ Phú Hùng: Ở các cửa hàng điện thoại di động họ dạy theo phương thức truyền nghề, không có giáo trình hoặc một chuẩn mực nào cả. Ngoài ra họ không dạy lý thuyết mà chủ yếu là dạy thực hành sửa chữa theo kinh nghiệm làm cho người học cảm thấy mơ hồ kiến thức chuyên môn học được rất ít so với thực tế. Để người học tiếp thu bài dễ hiểu thì phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thật tốt, vì vậy lý thuyết chính là nền tảng để thực hành. Theo tôi nếu không hiểu, bạn không nên học tiếp mà nên vào các trung tâm dạy nghề uy tín để học những cái cơ bản rồi, sau đó nếu thích bạn có thể quay lại cứa hàng để học thì sẽ tốt hơn.

* Hiện nay cháu học lớp 10 nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên cháu không đi học tiếp được và dự định học nghề sửa chữa điện thoại di động để sớm có nghề trong tay và làm việc kiếm tiền nhằm giúp cho cha mẹ cháu có tiền chữa bệnh. Do đó cháu muốn biết học "nghề sửa điện thoại di động" khoảng bao lâu, kinh phí học là bao nhiêu, học tại đâu, học xong có việc làm liền không? Xin các cô chú trả lời giúp cháu. (Huỳnh Hữu Quang,Vĩnh Long)

- Ông Hồ Đức Sinh: Bạn nên cố gắng học hết THPT. Đó là phương án tốt nhất. Việc học sửa điện thoại di động thường mất thời gian từ 4 đến 7 tháng với học phí khoảng 9,9 triệu đồng. Với lượng thuê bao điện thoại rất lớn như hiện nay thì cơ hội việc làm sau khi học xong là rất nhiều.

* Tôi ra nước ngoài sinh sống, nhưng chưa biết sẽ làm gì bên đó vì học lực tôi không cao, tôi thích hợp với nghề sửa chữa hơn, vậy tôi học nghề sửa Điện thoại di động ở đây thì ra nước ngoài có mở tiệm sửa điện thoại  được không? (Bill, Thành phố)

KS.Đỗ Phú Hùng: Đối với nghề sửa chữa Điện thoại di động không cần có học lực cao, chỉ cần tốt nghiệp phổ thông cở sở là có thể học được nghề sửa chữa Điện thoại di động. Nếu bạn thấy thích hợp với nghề sửa chữa Điện thoại di động thì bạn nên theo học một khóa học sửa Điện thoại đi động tại CPS Vietnam, đã có khá đông đồng bào Việt kiều bên Mỹ đã từng về nước và đăng ký học tại CPS Vietnam sau đó quay về Mỹ mở cửa hàng Điện thoại di động khá thành công. Theo như họ kể lại ở bên đó không có cửa hàng và trung tâm sửa chữa Điện thoại di động nào. Và mỗi lần đem đi các Trung tâm bảo hành họ sửa với giá rất đắt, vì vậy tôi nghĩ đây là cơ hội tốt cho bạn.

* Máy em nghe và gọi mà hình màu đen, có điện thoại không biết là ai gọi, như thế là bị làm sao? (Trần Thị Nhàng, TP.HCM)

- KS Đỗ Phú Hùng: Máy bị hư phần hiển thị màn hình, có thể là do màn hình bị hư hoặc là bị lỗi trên mainboard. Bạn có thể đến các cửa hàng sửa chữa điện thoại di động để kỹ thuật kiểm tra và chuẩn đoán tình trạng chính xác của máy.

* Tôi có điện thoại Samsung đắt tiền bị hỏng không dám đem ra tiệm sửa vì sợ bị tháo phụ tùng máy, vậy cho hỏi HPCOM Vietnam có nhận sửa điện thoại di động không? Lấy ngay được không? (Tuan Lanh, Q.6)

- KS.Đỗ Phú Hùng: Hiện nay tại công ty HPCOM Vietnam có nhận sửa chữa tất cả các dòng máy điện thoại di động có trên thị trường Việt Nam. mời bạn đem máy đến trung tâm của HPCOM Vietnam để được tư vấn và sửa chữa, vấn đề lấy ngay được hay không còn tùy thuộc vào tình trạng hư hỏng của máy nặng hay nhẹ. Thân chào!

* Tôi có thể theo học nghề này ở đâu, xin cho biết địa chỉ cụ thể, thời gian học...? (Ngo My Ha, TP.HCM)

- Trương Thị Thanh Nhàn: Hiện tại HPCOM Vietnam đang phát triển 5 chi nhánh tại TP.HCM, bạn vui lòng truy cập trang web www.cps.vn để tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo và chọn địa điểm gần nhất để đến đăng ký học.

* Cho em hỏi công nghệ CDMA là gì? Hình như mạng SFone sử dụng công nghệ này? Vậy nó có gì hay? (Nguyen Khanh, Đà Nẵng)

- KS.Đỗ Phú Hùng: CDMA viết đầy đủ là Code Division Multiple Access nghĩa là Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng 1 giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được.Thân ái!



Ông Hồ Đức Sinh (phải) - Chủ tịch, Giám đốc điều hành HPCOM Vietnam đang trả lời câu hỏi của bạn đọc - Ảnh: Thanh Hải

* Chương trình có thể chỉ cho tôi cách làm sao để biết điện thoại mình đem đi sửa có bị "luộc" pin và màn hình hay không? (Đoàn Thiện Công, TP.HCM)

- KS.Đỗ Phú Hùng: Khi giao máy cho bộ phận tiếp nhận máy của bạn, bộ phận này sẽ yêu cầu bạn ký tên trên màn hình, trên mainboard và trên pin của máy. Khi máy được sửa chữa xong, bộ phận này sẽ yêu cầu bạn xem lại các chữ ký trên thiết bị của bạn, qua đó bạn có thể biết chính xác được thiết bị đó có phải là của mình hay không.

* Em mới bị rớt iPhone xuống đất rất mạnh và điện thoại đứng luôn im ru không chạy được, nó bị gì vậy thầy cô? (Trần Duy, Q.2)

- KS.Đỗ Phú Hùng: Tình trạng máy bị rớt nếu nhẹ thì bị hở linh kiện, nếu nặng có thể cong board mạch hoặc rạn nứt mạch in trên board mạch, nên thường gây ra các hiện tượng treo máy, mất nguồn, không lên màn hình…, nếu  gặp tình trạng này bạn nên tháo pin ra (nếu có thể) và đem đến các trung tâm để được tư vấn và sửa chữa. Thân chào!

* Em đang là học sinh lớp 12 và sắp thi đại học. Xin trường HPCOM giải thích rõ về tiêu chuẩn đầu vào để học sửa chữa ĐTDĐ, thời gian và chi phí học là bao nhiêu? Nếu em không tốt nghiệp lớp 12 thì có được học không? Mong trường giải đáp giúp em. Cám ơn trường! (Lê Ngọc Trâm Anh, Khánh Hòa)

- Trương Thị Thanh Nhàn: Hiện nay, để học khóa Kỹ thuật viên chuyên nghiệp bạn chỉ cần tốt nghiệp lớp 9/12. Với khóa học này, bạn được đào tạo từ căn bản đến nâng cao trong thời gian 7 tháng. Học phí trọn khóa là 9,9 triệu đồng. Điều kiện là bạn đủ tiêu chuẩn tham gia học tại HPCOM Vietnam. Mong sớm gặp bạn tại trung tâm.

* Tôi đang xài iPhone 3G nhưng không coi được youtube và các clip video, vậy làm sao để coi được? (Dung Lary, Dak Lak)

- KS.Đỗ Phú Hùng: Để xem được các video clip trên youtube bạn mở WIFI, mạng 3G hoặc GPRS rồi khởi động chức năng YouTube (biểu tượng hình cái tivi) có sẵn trên iPhone là có thể xem được bình thường mà không cần cài thêm bất cứ gì vào, tuy nhiên nếu bạn muốn xem video clip khác ngoài youtube thì sẽ không được vì máy dòng iPhone không hỗ trợ chức năng Flash, trong khi hầu hết các trang wed đều dùng chức năng Flash để xem phim. Vậy để xem được các video clip này bạn phải dùng máy tính để tải về và dùng các phần mềm chuyển đổi định dạng sang Mp4 hoặc Mov sau đó chép vào iPhone thì sẽ xem được. Thân chào bạn.

* Tôi có điện thoại màn hình bị đen muốn lấy miếng màn hình tương đương chuyển sang để dùng có được  ko? Xin cám ơn ban tư vấn (Nguyen Van Dien, Q.2)

- KS.Đỗ Phú Hùng: Màn hình tương đương là màn hình cùng model của máy thì thay vào hoàn toàn được.

* Em xin hỏi học nghề sửa chữa ĐTDĐ cần có tố chất nào? Người đam mê tìm tòi máy móc như em có học nhanh hơn người bình thường không? (Nhựt, Bình Tân)

- Trương Thị Thanh Nhàn: Có đam mê, kiên nhẫn theo nghề, đặc biệt là kiềm chế sự nóng tính vì khi nóng tính thì rất dễ dẫn đến hư máy. Người có đam mê, chịu khó tìm tòi học hỏi thì chắc chắn sẽ tiếp sẽ lãnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, chúc bạn thành công với con đường mình sẽ chọn.

* Tôi có nghe các dòng điện thoại cao cấp, có loại xài mèn hình cảm ứng công nghệ điện dung, cái xài điện trở, vậy điểm khác nhau giữa hai công nghệ này là như thế nào? Nên sử dụng loại nào? Xin nhờ các vị giải đáp dùm, cảm ơn rất nhiều. (Hoàng Sơn, Quận 7).

- KS.Đỗ Phú Hùng:

- Hiển thị ngoài trời: Màn hình cảm ứng điện dung tốt rất nhiều so với màn hình cảm ứng điện trở.

- Độ nhạy khi chạm:

+ Màn hình điện trở: Cần một lực để tác động lên mặt màn hình, có thể dùng tay (ngay cả với bao tay), móng tay, bút...

+ Màn hình điện dung: Chỉ cần 1 cái chạm nhẹ với ngón tay giàu electron (tích điện âm) tương tác lên màn hình gương để kích hoạt hệ thống cảm ứng điện dung bên dưới. Không phản ứng với những vật đơn lẻ/móng tay/tay đeo bao tay. Do vậy, nhận dạng chữ viết tay khá là rườm rà và không chính xác.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Đào Tạo, Dạy Nghề Sửa Chữa iPhone, iPad, Điện Thoại Cao Cấp Uy Tín Nhất

Bạn đang đắn đo, phân vân không biết nên học nghề sửa chữa điện thoại di động, máy tính bảng ở đâu đảm bảo chất lượng, uy tín và thực tế nhất ?  ? Nên học tại các trung tâm dạy nghề hay học nghề ở các cửa hàng điện thoại ?

Hãy tham gia ngay các KHÓA ĐÀO TẠO CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT HỌC SỬA ĐIỆN THOẠI - BẢO HÀNH ĐIỆN THOẠI, MÁY TÍNH BẢNG CAO CẤP của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật -

Khóa đào tạo sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng sửa chữa từ cơ bản đến nâng cao tay nghề tất cả sự cố phần cứng, xung đột phần mềm phức tạp nhất trên các dòng điện thoại thông minh, máy tính bảng nổi tiếng như Apple iPhone - iPad - iPod, Samsung Galaxy, HTC, Nokia Lumia, Sony Xperia ...

Học viên được học tập và rèn luyện trên môi trường sửa chữa thực tế, được cập nhật kiến thức mới nhất liên tục dựa trên nhu cầu của khách hàng và thị trường. Đảm bảo bao nghề với bằng cấp danh tiếng của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật.

THÔNG TIN CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN - ĐÀO TẠO
-  KỸ THUẬT VIÊN ĐẶC BIỆT ( Apple iPhone, iPad, Samsung, HTC, Nokia, Blackberry, Sony... )
-  KỸ THUẬT VIÊN APPLE ( iPhone, iPad, iPod )
-  KỸ THUẬT VIÊN ANDROID (Samsung, HTC, LG...)
-  KỸ THUẬT VIÊN PHẦN MỀM ( iOS, Android, RIM, Symbian )

QUYỀN LỢI HỌC VIÊN
- Được cung cấp toàn bộ giáo trình biên soạn độc quyền, dụng cụ học tập miễn phí.
- Được cập nhật liên tục các giải pháp sửa chữa, unlock - mở mạng mới nhất trên thị trường ( Giải pháp đóng cặp, khắc phục icloud, write imei, đổi serial number các dòng iPhone 4...vv)
- Dạy nghề theo phương pháp 1 kèm 1 và thực tập trực tiếp tại các phòng kỹ thuật của trung tâm sửa chữa - bảo hành hàng đầu Việt Nam 24h.
- Bao nghề, giới thiệu việc làm với bằng cấp Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật.
- Được hỗ trợ sửa chữa, tư vấn kỹ thuật trong suốt quá trình học tập và cả sau khi tốt nghiệp, mở cửa hàng.

Dịch vụ dạy học qua điện thoại, email, Skype

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều dịch vụ mới cũng ra đời đáp ứng cho việc học. Thế là có gia sư điện thoại, gia sư email, gia sư Skype...
<>Nhấc điện thoại có ngay kết quả
Khi chiếc điện thoại di động trở nên quá phổ biến với tất cả mọi người thì ngay cả việc học với những gia sư “học sửa điện thoại” cũng trở thành một dịch vụ “đắt hàng” hiện nay.
Anh Nguyễn Minh, giám đốc Trung tâm gia sư Đức Việt, có tổ chức dịch vụ gia sư qua tổng đài điện thoại, cho biết mỗi ngày có khoảng vài chục cuộc gọi đến tổng đài điện thoại của công ty để hỏi han bài vở, cách giải các bài tập thuộc chương trình phổ thông. “Đối tượng chủ yếu gọi đến đa số là phụ huynh, đôi khi họ hỏi về các kiến thức để kèm thêm cho con họ, hay cần tư vấn thông tin về các môn học thuộc khối A hoặc Anh văn. Thời gian đầu năm và qua tết là khoảng thời gian mà trung tâm nhận được nhiều nhu cầu tư vấn nhất của phụ huynh và học sinh” - anh Minh cho biết thêm.
Hình thức học qua tổng đài điện thoại được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi ưu điểm “không tốn học phí”, tiện lợi, ai cũng sử dụng được. Chỉ cần mở những trang web của các trung tâm gia sư như hocmai.vn, gia sư Thăng Long, Đức Việt... người có nhu cầu học trực tuyến sẽ thấy ngay số điện thoại hỗ trợ tư vấn tất cả các môn của các khối lớp với lời chào mời rất hấp dẫn.
Đã từng thuê gia sư đến tận nhà kèm cặp cho con trai học lớp 3 nhưng không hiệu quả, chị Nguyễn Thị Minh (Gò Vấp, TP.HCM) tình cờ nghe một người bạn nói có kênh tư vấn giáo dục, kiến thức qua tổng đài 1088 nên gọi thử. Từ chỗ khá hoài nghi trước lúc nhấc máy, chị đã vui vẻ cho biết: “Tôi bất ngờ vì các nhân viên tư vấn khá nhiệt tình, giảng cũng dễ hiểu. Nghe đâu bài giảng được chia và soạn giáo án như bài giảng trên lớp vậy. Còn có giảng viên tư vấn nữa”.
Hình ảnh Dịch vụ dạy học qua điện thoại, email, Skype số 1
Thu Ngân, một gia sư online, đang dạy học sinh qua Skype tại nhà - Ảnh: Bảo Châu
Tuy nhiên, không phải lúc nào hình thức này cũng nhận được sự lựa chọn của phụ huynh và học sinh. Chị Lê Thị Út (Q.12, TP.HCM) có con năm nay đã lên lớp 7, là công nhân nên chị không có nhiều thời gian chỉ dạy cho con. Sau vài lần cho con sử dụng tổng đài điện thoại gia sư, chị Út phân vân: “Con mình học chương trình mới, bài vở của cháu mình không quản lý hết được, nhiều khi cháu hỏi mình cũng chẳng biết giải đáp làm sao cho đúng. Nhưng nghĩ lại nếu cứ để con sử dụng điện thoại gọi, hỏi kiến thức như vậy, riết thành quen, cháu sẽ ỷ lại mà không lo tự học. Chưa kể nếu cứ bài nào, môn nào cũng gọi hỏi, tiền điện thoại đâu mà chịu cho thấu”.
<>Gia sư “email”
Không chỉ riêng các môn học ở trường, dịch vụ kèm cặp, chỉnh sửa qua email các bài luận (essay, personal statement) để nộp hồ sơ du học, luyện thi môn viết (writing) của các kỳ thi tiếng Anh TOEFL, IELTS, SAT... cũng ngày càng phổ biến hơn.
Chỉ cần gõ cụm từ “dịch vụ sửa bài luận tiếng Anh trực tuyến” vào Google, những người có nhu cầu cần sửa bài luận sẽ tìm được cho mình rất nhiều địa chỉ email nhận sửa bài luận tiếng Anh của “người bản xứ” hoặc “người có trình độ ngoại ngữ tốt”. Có nhiều kiểu khóa học khác nhau, tùy theo nhu cầu của học viên. Ví dụ, nếu đã xác định rõ ràng thời điểm thi, học viên sẽ được học theo khóa khoảng hai tháng, học phí 1,2-1,5 triệu đồng. Học viên được yêu cầu viết liên tục 15-20 bài luận và dựa trên những gì học viên đã thực hiện, giáo viên sẽ chỉnh sửa và góp ý cho bài luận hoàn chỉnh hơn về ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa... Ngoài ra, học viên cũng có thể học theo đợt trong suốt ba tháng, miễn sao hoàn tất 10 bài luận là được, học phí trung bình 350.000-400.000 đồng.
Ngay sau khi học phí được chuyển khoản cho trung tâm, việc học tập qua email sẽ chính thức bắt đầu. Nguyễn Lê Huy (sinh viên đang chuẩn bị nộp hồ sơ du học thạc sĩ) cho biết: “Trong bốn kỹ năng tiếng Anh thì chỉ có viết (writing) là khó tự luyện nhất vì không biết mình viết hay dở thế nào. Mặt khác, viết bài luận (phần quan trọng nhất của hồ sơ du học) mà không có người sửa thì luôn cảm thấy không tự tin. Học với dịch vụ này thì tôi được kèm riêng, sửa bài, định hướng bài theo văn phong, sở thích của mình nên cũng khá phù hợp”.
So với một khóa học tiếng Anh học thuật hoàn chỉnh ở bên ngoài có mức từ 4,5 triệu đồng/tháng trở lên, chi phí chỉ dao động trong 1 triệu đồng này thấp hơn hẳn. Chính vì thế, số lượng học viên đăng ký dịch vụ này tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong dịp cuối năm và hè, do các bạn nộp hồ sơ đi du học đông. Cô Hà Thu, một người chuyên tổ chức các khóa học sửa bài luận cho học sinh, sinh viên, cho biết: “Thời điểm cuối tháng 12 chúng tôi nhận nhiều email đăng ký tới mức phải từ chối khá nhiều để đảm bảo được chất lượng sửa bài”.
Tuy nhiên cũng có không ít dịch vụ dạy kèm qua email này đã biến tướng thành dịch vụ viết thuê, học thuộc lòng văn mẫu để vào thi nếu các học viên chấp nhận trả mức học phí cao hơn hẳn so với thông thường. “Điều này phụ thuộc nhiều vào ý thức của học viên và cả tinh thần trách nhiệm, đạo đức của người dạy nữa, trên mạng thì làm sao kiểm soát được hết”, Lê Nam Nhật (một học viên đang học viết luận cho kỳ thi TOEFL) cho biết.
<>Cùng học qua Skype
Cùng với điện thoại, email thì ứng dụng Skype miễn phí, với tích hợp cả hai chức năng nghe nhìn cũng đang được giới trẻ vận dụng hiệu quả vào việc học, dù đang ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Anh Nguyễn Minh, giám đốc Trung tâm gia sư Đức Việt, người đã có hơn hai năm dạy toán bằng tiếng Anh qua Skype cho các du học sinh Mỹ, chia sẻ: “Chương trình học ở nước ngoài yêu cầu khá cao về khả năng tự học, tự nghiên cứu nhưng học sinh Việt Nam phần nhiều vẫn chưa quen với dạng này nên cần có gia sư ở giai đoạn đầu.
Cái khó khi dạy trực tuyến cho các em là không thể gặp trực tiếp, tôi phải tìm cách làm sao diễn tả bằng lời nói, bằng ngôn từ cho các em ấy hiểu được điều mình muốn giảng là gì!”. Mỗi khóa học qua Skype cho du học sinh thường có ba buổi/tuần, với mức phí 6 triệu đồng/tháng, phần lớn học sinh đều là những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả.
Ngay tại Việt Nam, nhiều nhóm học ngoại ngữ cũng tìm gia sư và học qua Skype cùng nhau để tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí xăng xe, “Ngồi tại nhà tôi vẫn có thể học được cô giáo tiếng Anh giỏi mà bạn bè tôi đã giới thiệu ở Hà Nội hoặc TP.HCM. Ngoài ra, quá trình chọn giờ rảnh để học, thảo luận nhóm, chia sẻ tài liệu cũng nhanh chóng, tiện lợi hơn”, bạn Ngô Thị Hồng Vấn (sinh viên ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng) cho biết. Khác với học qua email chủ yếu là viết bài, nhóm đối tượng học qua Skype này thường có nhu cầu luyện về nghe nói tiếng Anh nhiều hơn.
Tuy nhiên, do không gặp mặt trực tiếp nên tính tự giác của học sinh trong các lớp học này là rất quan trọng. Đường truyền Internet cũng là cả một vấn đề, “lúc đó cả thầy và trò đều đang rất hào hứng trao đổi với nhau, mạng rớt, thế là mất hứng ngay”.

Sửa chữa Smartphone, lựa chọn mới của giới trẻ

Theo thống kê hằng năm, cả nước có khoảng 1,2 triệu thí sinh dự thi đại học và cao đẳng, song chỉ có khoảng 40% trong số đó may mắn trở thành sinh viên. Số còn lại có thể sẽ theo học các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc tiếp tục luyện thi, chờ cơ hội năm sau.
Ngoài những lựa chọn đó, trong nhiều năm gần đây, quan điểm về việc học nghề để lập nghiệp cũng đã thực tế hơn, thoáng hơn trong giới trẻ. Các sĩ tử đã chủ động tìm ra hướng đi phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.
Học nghề là lựa chọn hàng đầu để đến đích dễ dàng, tiết kiệm thời gian học tập, tài chính của gia đình, cơ hội nghề nghiệp lại được rộng mở hơn khi hoàn thành khóa học. Một trong những nghề “hot” đang được giới trẻ chọn để lập nghiệp hiện nay chính là nghề Sửa chữa điện thoại di động.
Hình ảnh Sửa chữa Smartphone, lựa chọn mới của giới trẻ số 1
Kỹ thuật viên học sửa điện thoại di động được làm việc trong môi trường tốt với mức thu nhập cao (Ảnh minh họa)
Ưu điểm của nghề Sửa chữa điện thoại di động là thời gian đào tạo ngắn hạn (từ 5 tháng đến 9 tháng) và mức thu nhập tương đối ổn định. Đối với nghề này, người học có thể chọn lựa giữa các chuyên ngành như: Cài đặt, sửa chữa phần mềm hoặc Sửa chữa phần cứng... tùy theo sở thích cá nhân.
Bạn Trần Quang Huy, cựu học viên HPCOM Việt Nam chia sẻ: “Khi nghĩ đến học nghề, nhiều người cho rằng đó là những công việc chân tay, năng nhọc, cần nhiều sức lao động. Sửa chữa điện thoại di động là nghề hoàn toàn khác, đây là nghề chỉ yêu cầu người học có sự đam mê, chịu khó, yêu nghề.
Kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động cũng được làm việc trong môi trường tốt với mức thu nhập cao. Bản thân em sau khi hoàn thành 6 tháng đào tạo, em được HPCOM Việt Nam giới thiệu vào trung tâm bảo hành điện thoại LG và làm việc với mức lương khởi điểm là 8 triệu đồng/ tháng”.
Sau quá trình đào tạo, người học có thể chọn lựa môi trường làm việc tại các cửa hàng, các trung tâm bảo hành, hoặc thậm chí mở một cửa hàng kinh doanh cho riêng cho mình. Thế nhưng, dù được đánh giá là nghề nhẹ nhàng, thích hợp với nhiều đối tượng, thu nhập cao nhưng kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động có tay nghề cao lại chưa đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Hình ảnh Sửa chữa Smartphone, lựa chọn mới của giới trẻ số 2
Học viên đang học sửa chữa Smartphone tại HPCOM Việt Nam
Ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: “Điện thoại di động là sản phẩm công nghệ cao và được nhiều người sử dụng nhất thế giới. Nghề Sửa chữa điện thoại là một nghề đầy tiềm năng, theo thống kê mà chúng tôi có được, thu nhập của kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại có tay nghề vào khoảng 8-12 triệu/tháng.  Nhu cầu nhân lực của ngành này hiện nay đang rất cao, nhất là lao động có tay nghề”.
Là nghề nhẹ nhàng, mức thu nhập cao, nhiều cơ hội việc làm nên sửa chữa điện thoại di động là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ hiện nay. Nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, nhiều trung tâm đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động được mở ra nhằm đáp ứng tối đa nhân lực cho nghề tiềm năng này. Chính vì vậy, học viên cần tìm hiểu kỹ về các trung tâm đào tạo trước khi đăng ký học.

Học nghề vẫn là sự lựa chọn cuối cùng

Bác tôi đưa con đi thi đại học, biết rằng đi thi cho vui vì thằng con học kém, ham chơi. Đi thi để rồi hi vọng, “không đậu được đại học may ra cũng đậu cao đẳng, không vào được trường công thì nộp hồ sơ vào trường tư… Không được nữa mới đi học nghề”. Nghe bác nói với giọng chẳng vui vẻ gì, nhưng cái đích cuối cùng phải nhắm tới sẽ là học nghề. Tôi mừng vì bác đã có nhiều thay đổi trong suy nghĩ, đại học không phải là con đường duy nhất.

Đợt thi Đại học, Cao đẳng năm 2012 vừa kết thúc, các thí sinh mỗi người một tâm trạng nhưng ai cũng đang hồi hộp đợi kết quả, nhưng khó cho người thi đỗ thì ít mà khó cho người thi trượt thì nhiều. Phải vất vả lắm nhóm thi trượt mới chấp nhận chuyển từ đại học sang học nghề. Tâm lý khoa cử còn đè nặng; tuy biết “nhất nghệ tinh nhất thân vinh” nhưng học nghề bao giờ cũng là lựa chọn cuối cùng, bất đắc dĩ chứ không phải là định hướng tự nguyện ngay từ đầu của học sinh và phụ huynh.


Thực hành học nghề. Ảnh minh họa
Gần đây, Nhà nước đã có chính sách cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tạo nhiều việc làm cho lao động có tay nghề, mở cửa đón thẳng học sinh vào các trường nghề, có nhiều hình thức tôn vinh người thợ, đãi ngộ xứng đáng với thợ bậc cao, v.v… Nhưng học nghề vẫn chưa làm người học hãnh diện, tự hào khi ai đó vô tình hỏi đến. Chính vì vậy, gia đình nên là nơi đầu tiên hướng nghiệp học nghề cho con. Cha mẹ, những người thân trong gia đình biết rõ nhất tâm tính và sức học của con, nếu thấy các em phù hợp nhất với việc học nghề thì nên hướng cho con học nghề từ sớm. Mỗi thanh niên tự nguyện đi học nghề là một thay đổi tích cực của xã hội theo hướng thoát ly dần khỏi tâm lý khoa cử.

Theo Sở LĐTB&XH, trên địa bàn tỉnh hiện có 14 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 cơ sở ngoài công lập phân bố tại 10 huyện, thị, thành phố. Những nghề phổ biến đang được nhiều người theo học tại các cơ sở nói trên là nghề lắp ráp – sửa chữa máy tính, học sửa điện thoại di động, nghề điện tử dân dụng, điện công nghiệp, điện dân dụng, tin học văn phòng, lễ tân nhà hàng… Đặc biệt, nhóm ngành nghề nông nghiệp như trồng, chăm sóc cây thanh long, cây cao su, chăn nuôi thú y… thu hút nhiều thanh niên tham gia học nghề. Khi xác định được việc phải học nghề, học sinh có thể học nghề ngắn hạn, từ 3 tháng đến dưới 1 năm, học dài hạn từ hơn 1 năm đến 2 năm; hay lâu hơn tùy theo sở thích và ngành nghề mình chọn. Sau khi ra trường, học viên có thể tự tin làm việc ở các công ty cần lao động có tay nghề cao, hoặc tự mình làm chủ cơ sở nếu có điều kiện. Có thể nói, học nghề hiện nay đang được nhiều bạn trẻ suy nghĩ, lựa chọn và số lượng đăng ký tăng dần theo từng năm. Không nhất thiết phải là đại học hay cao đẳng thì mới kiếm được việc lương cao, chính học nghề sẽ giúp bạn dễ thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Chỉ xin nhớ một điều, hãy tự nguyện đến với nghề mà mình chọn, học một cách say mê và thích thú thì nghề mới đãi mình. Tục ngữ có câu: “Ruộng bề bề không bằng cớ nghề trong tay” - tài sản quý giá nhất có khả năng sinh ra các tài sản khác là một tay nghề giỏi, chứ không phải những thứ cụ thể như nhà cửa, ruộng vườn…

Ai sửa điện thoại “dạo” hông?

Nghề sửa điện thoại di động tại nhà, không cửa hàng chỉ qua các mối bạn bè, quen biết kiểu sữa chữa “dạo” không biết đã có ở Sài Gòn từ lúc nào nhưng đã và đang là “kênh” chữa bệnh điện thoại phổ biến hiện nay. Sau nhiều năm bôn ba, Huỳnh Phú Tiến với nick thân thiết anh7 (nick trên diễn đàn GSM, 5giay...) đã có được số lượng khách hàng đông đảo và là đầu mối đáng tin cậy để khách hàng tin tưởng trao gửi dế yêu. Có nhiều bạn trẻ sau khi ra trường đã chọn cho mình con đường này xem như một bước khởi đầu để bước vào đời- nghề sữa chữa điện thoại dạo.



Ai điện thoại dạo hông?

            Không thể đếm xuể ở Sài Gòn có bao nhiêu cửa hàng bán và kiêm luôn chức năng sửa chữa điện thoai di động. Nhưng ngoài hệ thống các cửa hàng, trung tâm, trường dạy nghề sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp thì vẫn song song tồn tại những cá nhân nhỏ lẻ cũng đảm nhiệm chức năng chữa bệnh cho dế.

Điểm khác biệt là họ làm việc tự do thoải mái, không cửa hàng, nhận và sửa mọi loại điện thoại có mặt trên thị trường không kể mới cũ, hàng độc, hàng hiếm. Tùy theo sở trường và đam mê một loại điện thoại nào đó mà họ có chuyên môn và nổi tiếng “cao tay” với dòng điện thoại ấy.

Ví như có Tiến chuyên về Nokia, Samsung và một vài dòng điện thoại độc. Blackberry thì có Dũng, chuyên trị iPhone là Đài... Họ được khách hàng biết đến nhờ các mối quan hệ quen biết, nhờ tham gia vào các diễn đàn công nghệ, câu lạc bộ, hội chơi... Chỉ cần search thông tin trên mạng để tìm một địa chỉ sửa điện thoại thì có hàng trăm cái nick gọi mời. Khách có thể mang điện thoại đến hoặc gọi họ đến tận nhà lấy máy về sửa. Cái tên sửa điện thoại dạo ra đời cũng vì như thế.


            Một dân học sửa điện thoại dạo khá lâu năm trong nghề bộc bạch: Nghề sửa điện thoại tự do này hiện đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân: tâm lý khách hàng không muốn mang đến một số cửa hàng vì sợ bị luộc đồ, sợ bị chặt chém. Điện thoại mới còn bảo hành không nói làm gì. Riêng điện thoại cũ thì “lơ tơ mơ” là bị luộc đồ hoặc giá sửa điện thoại còn cao hơn cả giá máy. Sở dĩ, các cửa hàng hay nại lý do không sửa được vì chi phí sửa không thể lấy quá cao lại phải có trách nhiệm bảo hành. Đó là gặp cửa hàng tốt.

Đụng phải mấy cửa hàng hay tay thợ ít lương tâm thì vẫn nhận sửa nhưng sau đó bảo là không sửa được. Trong quá trình nhận máy, thợ thường luộc board mạch rồi mang sang chắp vá với một máy khác để tạo thành chiếc máy hoàn chỉnh và bán kiếm lời. Làm như vậy sẽ kiếm được nhiều tiền hơn là nhận sửa chữa điện thoại hỏng, ít tiền mà trách nhiệm cao. Tất cả như một hệ quả khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy ái ngại khi đi sửa máy.

Nếu thật lòng muốn sửa để dùng tiếp, khách sẽ hỏi thăm bạn bè xem ai có khả năng sửa tốt, uy tín. Còn nếu không dùng nữa thì để làm kỷ niệm hoặc vứt xó chứ đi sửa bởi “một tiền gà ba tiền thóc”.Vì vậy là nghề sửa điện thoại dạo có đất để sống và phát triển rộng rãi. 


Đó còn là đam mê

            Tiến còn khá trẻ, mới 26 tuổi đời nhưng đã có vài năm tuổi nghề. Ngay từ mới ra trường, Tiến đã chọn nghề này. Tiến tâm sự, có lẽ một phần vì cái cảm giác tự do thoải mái, không chịu ràng buộc bởi cửa hàng, giờ giấc. Phần nữa vì mình không có vốn để mở cửa hàng nên công việc này là phù hợp và đúng với chuyên nghành học nhất. Khách hàng ban đầu là những mối quen biết do bà con họ hàng, bạn bè giới thiệu. Bản thân mình cũng “tự lực cánh sinh” bằng cách gia nhập vào các diễn đàn công nghệ như GSM, các câu lạc bộ như hội những người đam mê Ngage hoặc rao thông tin trên một số trang Web thương mại điện tử.

Mình chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thủ thuật khi sử dụng, sửa chữa điện thoại. Thấy nguồn thông tin bổ ích, hữu dụng nên rất nhiều anh em thành viên diễn đàn tin tưởng giao dế yêu cho Tiến “xử lý” mỗi khi chúng “hắt hơi sổ mũi”. Tiếng lành đồn xa, khách hàng qua đó cũng biết đến mình nhiều hơn. Và biệt danh anh7 của Tiến đến nay đã có được chỗ đứng khá vững vàng trong lòng các bạn trẻ chơi Ngage cũng như nhiều khách hàng xa lạ.

            Ai cũng nghĩ nghề này đơn giản, vốn ít, dễ làm nhưng có trong cuộc mới thấu hiểu hết những khó khăn của nghề. Trước hết là đồ nghề chuyên dụng không có. Thiết bị thường thấy chỉ là hàn, khò và bằng kinh nghiệm cùng sự đam mê mới có thể sửa chữa được. Tiến kể, hỏng hóc thường thấy nhất ở điện thoại là mất nguồn, hư rung, chuông, liệt bàn phí, đèn màn hình, treo máy, không đọc được thẻ... Bệnh nặng hơn thì mất sóng và nhất là các dòng điện thoại độc, hiếm càng khó sửa bởi không có linh phụ kiện thay thế. Ở nước ngoài hoặc tại các trung tâm lớn có nhiều thiết bị chuyên dụng, viêc khắc phục bệnh rất dễ và nhanh chóng bởi họ có dụng cụ để đo chính xác xem lỗi xuất phát từ đâu.

            Những người sửa điện thoại dạo như tụi mình lại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để xác định lỗi. Mà kinh nghiệm thuộc về phạm trù cảm tính nên chắc chắn sẽ không chính xác và nhanh chóng như máy móc đo đạc được. Với mấy bệnh nhè nhẹ thì mọi chuyện suông sẻ, chứ mấy bệnh nặng hay gặp hàng độc, hàng hiếm thì vất vả lắm. Mệt vì phải tìm sơ đồ bảng mạch điện tử để xác định căn nguyên. Sau khi kiểm tra kỹ mới dám bắt tay chỉnh sửa, chỉ cần sai một li là đi một dặm mà không có cơ hội quay lại. Lắm khi máy chỉ bị hỏng khá đơn giản nhưng mình thiếu dụng cụ đo và khách hàng lại không biết nguyên nhân do đâu mà hư nên việc xác định bệnh và khắc phục đòi hỏi nhiều thời gian đầu tư.

Thậm chí có khi đoán sai bệnh nên quá trình sửa chữa càng mất công mà lại chẳng đạt được hiệu quả. Một chiếc điện thoại hỏng có khi phải kiểm tra, thử đi thử lại nhiều lần, mất thời gian vài ba ngày là chuyện thường nhưng tiền công cũng chỉ có thể lấy vài chục ngàn đồng. Nếu không thích, không ham thì mấy ai mà chịu khó bỏ thời gian và công sức để làm được


Bám trụ với nghề

            Đó là với khách thường, còn với nhiều anh em cùng là dân công nghệ chơi với nhau, đôi khi việc sửa chữa lại mang tính tình cảm cho vui chứ không lấy tiền. Thu nhập trung bình của thợ sửa điện thoại dạo như mình chỉ khoảng 5- 6 triệu mỗi tháng. So với công sức mình bỏ ra như vậy cũng không phải là cao. Đó là chưa kể trường hợp mình sửa không được hoặc trong quá trình thao tác làm hỏng máy còn phải đền tiền cho khách hàng nữa.

Dẫu vậy, mình vẫn đam mê với nghề. Có nhiều công ty gọi mình về phụ trách kỹ thuật với mức lương cao hơn nhưng mình vẫn quyết tâm ở lại. Có lẽ vì cái nghề này ngoài chuyện kiếm tiền nó còn là niềm đam mê. Cái đam mê độ lại viên pin đã bị chai của một chiếc điện thoại độc như Ogo. Cái thích thú giúp cho con dế độc xinh xinh VK2010 như một chiếc card cất lên tiếng gáy bình thường. Để rùi sung sướng nhận được cái cảm giác mừng rỡ của khách khi họ nhận lại từ tay mình chiếc điện thoại tưởng chừng phải bỏ đi. Đó còn là niềm vui khi cùng với hội chơi Ngage làm nên một điều gì đó hay hay như “ngâm cứu” để đổi đèn màn hình Ngage từ màu đỏ hơi tối sang màu sáng, dổi đèn bàn phím sang màu xanh dương, xanh lá cây, tím, trắng...

            Gọi là sửa điện thoại dạo chứ nghề này cũng cần đồng đội nhiều lắm. Nếu một dòng máy nào đó mình không sửa được thì sẽ giới thiệu sang những thợ có chuyên môn về dòng điện thoại đó. Ví như một số bạn của Tiến là Phương, Linh đều có chuyên môn với một số dòng điện thoại nhất định. Chi phí rẻ, được sửa chữa tận tình, chu đáo, đó là nét cuốn hút mà những thợ sửa điện thoại dạo đến nay vẫn sống và sống tốt với nghề dù rằng họ kiếm không thật nhiều tiền và là một nghề không thể thiếu trong thời buổi di động hiện nay.